DỊCH VỤ XIN GIẤY VỆ SINH ATTP TẠI CÔNG TY SHTB

Ngày đăng: 10 - 06 - 2022 Tác giả: Kế Toán Chuyên mục: Dịch Vụ Lượt xem: 750 lượt

DỊCH VỤ XIN GIẤY VỆ SINH ATTP

Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Nghị định 15/2018/NĐCP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi lao động.
Đây cũng là cơ sở để Doanh nghiệp khẳng định thương hiệu uy tín về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

DỊCH VỤ XIN GIẤY VỆ SINH ATTP

1. Đối tượng có thể xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Việc làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được coi là điều kiện bắt buộc để các cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể đi vào hoạt động. Vậy những đối tượng nào bắt buộc phải làm giấy cấp phép An toàn VSTP?

Tại khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không nằm trong danh sách phải làm Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
– Những cơ sở sản xuất, buôn bán, sơ chế thực phẩm nhỏ lẻ;
– Các cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm mà không có địa điểm cố định;
– Kinh doanh mặt hàng thực phẩm đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;
– Kinh doanh, sản xuất các dụng cụ hay vật liệu đóng gói thực phẩm;
– Kinh doanh nhà hàng trong hệ thống khách sạn, bán thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Còn các trường hợp Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định ở khoản 1, điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được nêu trên thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, các cơ sở này cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Những điều kiện nào cần để được cấp phép Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Về điều kiện pháp lý, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện:
– Doanh nghiệp, tổ chức phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp trước khi hoạt động kinh doanh;
– Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề phù hợp với mô hình kinh doanh

Về điều kiện khu vực bếp, chế biến, sản xuất, doanh nghiệp cần đáp ứng các yếu tố:
– Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều;
– Sử dụng nước đạt chuẩn chất lượng nước sinh hoạt;
– Diện tích thích hợp và có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ngăn ngừa tác động của nhiệt độ, độ ẩm và côn trùng gây hại;
– Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
– Xưởng sản xuất, kho bảo quản thực phẩm phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. Điều kiện báo quản phù hợp tiêu chuẩn của từng sản phẩm;
– Thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Quy trình, thủ tục cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn nếu như chúng ta nắm rõ về các bước thực hiện. Để giúp các bạn có thể nắm một cách chi tiết, chúng tôi – Công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB xin cung cấp đến bạn đọc những bước trong quy trình bao gồm:

3.1. Có đầy đủ giấy tờ về sức khỏe, kiến thức An toàn vệ sinh thực phẩm

Người đăng ký trực tiếp tham gia kinh doanh, buôn bán cần có đủ sức khỏe để tham gia ngành nghề này. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để khám và lấy giấy khám sức khỏe tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các lớp tập huấn về An toàn thực phẩm và làm một bài test sau quá trình tập huấn. Nếu kết quả đạt >80% bạn mới qua được bước đầu tiên trong thủ tục cấp giấy phép An toàn thực phẩm.
Lưu ý: Hồ sơ, thủ tục, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 43/2018/TT-BCT sẽ chính thức bị bãi bỏ sau khi Thông tư 13/2020/TT-BCT có hiệu lực ngày 03/08/2020.

3.2. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Bước tiếp theo, người kinh doanh sẽ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Những giấy tờ cần phải có theo quy định như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định ban hành;
– Giấy đăng ký kinh doanh liên quan đến mặt hàng thực phẩm của bạn (bản sao);
– Bản chi tiết về sơ đồ bảo quản, chế biến thực phẩm tại cơ sở của bạn;
– Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở, bản kê khai cơ sở vật chất;
– Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở, doanh nghiệp cùng các nhân viên làm việc tại đây (bản sao);

4. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

DỊCH VỤ XIN GIẤY VỆ SINH ATTP

Khi gặp khó khăn, vướng mắc khi xin giấy phép liên quan đến an toàn thực phẩm, Quý doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ giấy phép của Công ty hỗ trợ Doanh nghiệp SHTB. Chúng tôi cam kết chi phí dịch vụ ưu đãi, phù hợp với mong muốn của khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0976094886