Giải thể công ty trong những trường hợp nào?

Ngày đăng: 12 - 01 - 2017 Tác giả: Kế Toán Chuyên mục: Đăng ký kinh doanh, Giải Thể Doanh Nghiệp Lượt xem: 613 lượt

Giải thể công ty chính là cách để bảo vệ quyền lợi của công ty cũng như của công nhân trước luật pháp. Đó là sự lựa chọn mà rất nhiều doanh nghiệp khi gặp phải những khó khăn, nan giải không còn cách nào giải quyết được về kinh tế và nhân sự. Khi bắt đầu giải thể, các công ty cần tuân theo những quy định chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục và những lưu ý quan trọng.

Doanh nghiệp bị giải thể trong những trường hợp nào? Vì sao phải giải thể doanh nghiệp, và nếu giải thể thì sẽ có những lợi ích gì? SHTB xin trả lời câu hỏi này của các công ty:

Các doanh nghiệp, công ty tự nguyện giải thể khi:

– Thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ của công ty đã kết thúc thời hạn mà không có yêu cầu gia hạn thêm thời gian  hoạt động kinh doanh.

– Theo quyết định giải thể của chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân, của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, dựa vào ý kiến của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty TNHH, của Đại hội đồng cổ đông nếu là công ty Cổ phần.

– Khi doanh nghiệp đã hoàn thành được mục tiêu kinh doanh và không thích tiếp tục hoạt động.

Doanh nghiệp sẽ bị bắt buộc giải thể nếu:

– Không có đủ số lượng cổ đông tối thiểu theo luật định trong thời gian 6 tháng liên tiếp.

– Bị tước hồ sơ chứng nhận đăng ký kinh doanh do bị vi phạm trong kinh doanh

– Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã bảo đảm đã trả hết các khoản nợ về thuế, về tiền lương của nhân viên và các nghĩa vụ tài sản khác.

Tính từ thời điểm có quyết định giải thể công ty, người quản lý công ty bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau:

– Phải từ bỏ quyền đòi nợ.

– Chuyển tất cả các khoản nợ không đảm bảo thành đảm bảo bằng tài sản của công ty.

– Ký kết các hợp đồng mới không là hợp đồng nhằm thực hiện việc giải thể công ty.

– Nghiêm cấm cất giấu hoặc tẩu tán tài sản.

– Cấm cầm cố, thế chấp, tặng cho hoặc cho thuê tài sản.

– Không thực hiện các hợp đồng đã đang thực thi.

– Cấm huy động vốn dù dưới bất cứ hình thức nào.

Việc cấm những hành động trên của chủ công ty nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ nợ và khách hàng.

> Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ thực hiện Thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0976094886