DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP UY TÍN

Ngày đăng: 29 - 06 - 2022 Tác giả: Kế Toán Chuyên mục: Dịch Vụ Lượt xem: 411 lượt

Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật để có thể hoàn tất thủ tục. Bởi vậy, có rất nhiều điều doanh nghiệp cần lưu ý, tránh mắc phải để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình hoàn thành thủ tục, nhanh chóng thành công đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1. DOANH NGHIỆP CẦN GÌ CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Việc thành lập công ty tại Hà Nội tiến hành theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp. Khi thành lập công ty khách hàng sẽ cần phải chuẩn bị những thông tin/tài liệu sau:

  • Chuẩn bị giấy tờ cá nhân của thành viên/cổ đông/người đại diện theo pháp luật/chủ sở hữu doanh nghiệp cụ thể: Bản sao công chứng (chứng thực) chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước để chứng minh nhân thân;
  • Trước khi thành lập công ty, khách hàng nên tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp sẽ dự định đăng ký thành lập;
  • Chuẩn bị địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ đăng ký hoạt động (lưu ý: Không sử dụng địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp là nhà chung cư, khu tập thể cũ, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng);
  • Chuẩn bị quan trọng nhất là chuẩn bị về vốn để thành lập doanh nghiệp, vốn sẽ quyết định vài trò chính trong việc hoạt động doanh nghiệp. Do đó, các thành viên/cổ đông cần có sự bàn bạc tính toán thật kỹ về mức chi phí sẽ đầu tư cho công ty, bởi chỉ 1 sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho doanh nghiệp mất tính tự chủ về dòng tiền;
  • Tham khảo thêm về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (cần tham khảo quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh) qua đó đánh giá xem doanh nghiệp có thể hoạt động được không;
  • Tìm hiểu thêm một số quy định về thuế, trách nhiệm của thành viên/cổ đông/người đại diện theo phép luật công ty.

Về cơ bản, một công ty khi đi vào hoạt động sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Do đó, điểm nổi bật của Công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB là luôn hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề pháp lý phát sinh khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.

1. DOANH NGHIỆP CẦN GÌ CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI THÀNH LẬP MỘT CÔNG TY/ DOANH NGHIỆP

2.1. Điều kiện chủ thể

  • Có CMND / Căn cước công dân / Hộ chiếu;
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không được phép thành lập doanh nghiệp (công chức, viên chức …).

2.2. Xác định xem các thành viên /cổ đông sẽ góp vốn hay sẽ tự đầu tư

  • Đây là vấn đề quan trọng bạn cần xác định, số lượng thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
  • Thành viên / cổ đông góp vốn là người có quyền quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể của doanh nghiệp. Hợp tác với những thành viên / cổ đông cùng chí hướng và lý tưởng sẽ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn hợp tác thành lập công ty.

>> Xem thêm: Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

2.3. Chọn loại hình kinh doanh

Hiện tại, có bốn loại hình công ty đã đăng ký phổ biến:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do cá nhân, tổ chức làm chủ sở hữu (có thể thuê hoặc thuê người đại diện theo pháp luật);
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân / tổ chức (có thể thuê hoặc thuê người đại diện theo pháp luật);
  • Công ty Cổ phần: Có từ 3 cá nhân, tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê hoặc thuê người đại diện theo pháp luật);
  • Sole Proprietorship: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân đó (Loại hình kinh doanh này được rất ít người lựa chọn do rủi ro pháp lý cao);

Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và lựa chọn hình thức doanh nghiệp tối ưu, phù hợp nhất với quý khách hàng. Tất cả các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi nên quý khách hàng không cần quá chú trọng vào loại hình công ty khi thành lập. Sau khi hoạt động ổn định, chúng tôi hoàn toàn có thể đổi loại để phù hợp hơn nếu cần.

2.4. Đặt tên cho công ty

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, kèm theo số và ký hiệu, có thể phát âm được và có ít nhất hai thành tố:

“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

Xu hướng của các công ty khởi nghiệp thường là đặt tên chúng liên quan đến kế hoạch kinh doanh hiện tại và cả những ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh trong tương lai. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp của mình bằng các từ tiếng Anh.

Ví dụ:

· CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ NTVTAX

· CÔNG TY VẠN THÀNH

· CÔNG TY CỔ PHẦN SUNRISE

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đang tăng lên từng ngày. Vì vậy, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên doanh nghiệp đang hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công.

2.5. Địa chỉ trụ sở chính của công ty

Địa chỉ trụ sở chính của công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà, tên đường + tên phường / xã / thị trấn + tên quận / huyện / thị xã / thành phố thuộc tỉnh + thành phố trực thuộc trung ương”

Trường hợp nơi đặt trụ sở chính chưa có số nhà, tên đường thì phải kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh có xác nhận của địa phương về việc địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.

Nếu địa chỉ dự định dùng làm văn phòng trong tòa nhà / chung cư, bạn nên kiểm tra xem căn hộ đó có chức năng thương mại / văn phòng hay không trước khi ký hợp đồng thuê.

2.6. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm và cần phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập cần quan tâm xem ngành, nghề mình định kinh doanh có thuộc danh mục ngành, nghề cấm và kinh doanh có điều kiện hay không để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

2.7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong thời hạn 90 ngày. Pháp luật không yêu cầu chứng minh vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến số thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm, đồng thời cũng là yếu tố cần cân nhắc khi tư vấn đối tác hợp tác.

Vậy vốn điều lệ cần đăng ký là bao nhiêu?

Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tương đối có điều kiện và cần có thời gian nhất định.

> Xem thêm: Cách xác định vốn trong công ty cổ phần

3. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà khách hàng dự định thành lập công ty

Hiện nay Luật Doanh nghiệp có quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm như sau:

– Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) sẽ được chia thành (i) Công ty tnhh 1 thành viên (ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

(i) Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 1 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) là chủ sở hữu công ty. Hình thức doanh nghiệp này có thể hiểu là sẽ chỉ cần 1 người góp vốn thành lập công ty

(ii) Công ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu có 2 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và tối đa không quá 50 thành viên tham gia góp vốn

– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có tối thiểu là 03 cổ đông tham gia góp vốn (cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào công ty.

– Công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Trên đây là những loại hình Doanh nghiệp cơ bản mà khách hàng thường lựa chọn khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội, ngoài các loại hình doanh nghiệp nêu trên còn có thêm 1 số loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp tư nhân…vv.

> Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với bạn

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Để tiến hành thành lập công ty tại Hà Nội, thành viên hoặc cổ đông công ty cần chuẩn bị những thông tin và tài liệu sau:

– Tài liệu cần cung cấp:

· Chứng minh thư nhân nhân, thẻ căn cước, hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty

· Bản sao đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty (áp dụng trường hợp thành viên, cổ đông góp vốn là pháp nhân)

– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty tại Hà Nội gồm những gì?

· Thông tin về tên công ty viết bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và tên Viết tắt;

· Thông tin về vốn điều lệ công ty dự định đăng ký

· Thông tin về ngành nghề kinh doanh công ty dự định đăng ký;

· Thông tin về tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty giữa các cổ đông/thành viên công ty;

· Thông tin về địa chỉ trụ sở chính công ty

· Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty

· Thông tin chi tiết chủ sở hữu, thành viên, cổ đông bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại

Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

Xem thêm: Các bước chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp bạn cần biết

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty tại Hà Nội

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cho việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty và chuyển hồ sơ qua email hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh thành lập công ty

Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hồ sơ và khách hàng đã ký tên vào hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng.

Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến (trường hợp khách hàng thành lập công ty tại Hà Nội) hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi công ty được thành lập

Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, các công việc cần làm tiếp theo như sau:

· Khắc dấu công ty và công bố sử dụng mẫu dấu: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu tròn công ty và công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia. Thời gian thực hiện khắc dấu: 1 ngày và thời gian công bố mẫu dấu 3 ngày.

· Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài công ty: Sau khi đã công bố mẫu dấu, khách hàng sẽ kê khai tờ khai thuế môn và và nộp tờ khai thuế môn bài kèm theo tiền thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mức thuế môn bài sẽ là 2.000.000 VND (với doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ và 3.000.000 VND với các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ)

  • Mua chữ ký số để kê khai thuế:
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và mua phần mềm phát hành hóa đơn điện tử:
  • Làm biển tên công ty để dán tại Trụ sở chính công ty.

Trên đây là các bước cơ bản khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội để khách hàng tham khảo.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh tại công ty tư vấn luật SHTB

4. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI GỒM NHỮNG GÌ?

Hồ sơ thành lập công ty sẽ gồm những tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội – Theo mẫu chung của Sở kế hoạch đầu tư;
  • Điều lệ Công ty TNHH, Cổ phần, Hợp danh….
  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của cổ đông/chủ sở hữu/thành viên góp vốn;
  • Bản sao đăng ký kinh doanh Công ty, điều lệ Công ty (áp dụng trường hợp cổ đông/thành viên góp vốn là pháp nhân);
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty (áp dụng trường hợp công ty thành lập là công ty tnhh, công ty cổ phần)
  • Ngoài các giấy tờ nêu trên, khách hàng có thể sẽ phải cung cấp thêm 1 số giầy tờ khác như:
  • Hợp đồng thuê nhà kèm theo tài liệu chứng minh trụ sở đăng ký có đủ điều kiện kinh doanh văn phòng (áp dụng tòa nhà văn phòng)
  • Giấy tờ xác nhận số dự tài khoản, giấy tờ ký quỹ…vv

4. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI HÀ NỘI GỒM NHỮNG GÌ?

5. NỘP HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP/ CÔNG TY TẠI HÀ NỘI Ở ĐÂU?

Để tiến hành thủ tục thành lập công ty Hà Nội, các bước thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tuyến thành lập công ty qua mạng tại địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, người nộp hồ sơ cần đăng ký tài khoản để có thể đăng ký nộp hồ sơ qua mạng.

Bước 2: Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, người nộp hồ sơ mang toàn bộ hồ sơ đã nộp qua mạng tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội để nộp hồ sơ và nhận đăng ký kinh doanh công ty.

6. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ TẠI CÔNG TY HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SHTB

So với việc tự thực hiện, việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty sẽ khiến quý doanh nghiệp cảm thấy dễ dàng hơn nhiều. Bởi thay vì phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như: quy định nhà nước, thủ tục, hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, sửa đổi, bổ sung tài liệu, giấy tờ… cá nhân, tổ chức chỉ cần quan tâm đến:

· Nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hà Nội của đơn vị nào?

· Có dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ tại Hà Nội không?

· Thời gian được cấp giấy đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao?

Công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB chính là điểm đến uy tín và là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp để hỗ trợ thủ tục pháp lý trong kinh doanh. Với chất lượng dịch vụ, chi phí và thái độ làm việc tận tình, chuyên nghiệp của mình, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng. Chúng tôi không chỉ tư vấn, hướng dẫn, trực tiếp thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp mà còn chủ động thực hiện nhiều công việc liên quan khác.

Khi muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, Doanh nghiệp hãy đừng ngại ngần và liên hệ ngay với Công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB để được hỗ trợ nhanh nhất.

Công ty hỗ trợ doanh nghiệp SHTB chính là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ và uy tín nhất thị trường hiện tại. Các khách hàng của chúng tôi luôn có những trải nghiệm rất tốt luôn được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình.

> Tham khảo ngay: Dịch vụ tư vấn trước và sau khi thành lập công ty cho doanh nghiệp 

Bằng tất cả lòng nhiệt thành rất mong được hợp tác với quý doanh nghiệp !

Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất!

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP SHTB

VPGD     :  58B Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Mobile   : 043 55 28 995 – 0976 094 886 – 0906 272 339

Email      :  tuvanluat.shtb@gmail.com

Website : congtyketoanviet.com

Liên hệ với chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0976094886